HUE PLOGGING 2025: DẤU CHÂN XANH, BIỂN SẠCH NHỰA
Posted on June, 01 2025
Thành phố Huế, ngày 1 tháng 6 năm 2025 - Sự kiện đi bộ nhặt rác Hue Plogging 2025 tại thành phố Huế đã diễn ra đồng loạt tại các địa điểm: Bãi biển Vinh Thanh, An Hải (Thuận An), Đầm Chuồn (Phú An), Làng chài Ngư Mỹ Thạnh - Bến đò Cồn Tộc (Quảng Lợi) vào sáng ngày 01 tháng 6 năm 2025, thu hút gần 700 người chơi tham gia nhằm lan tỏa thông điệp giảm rác thải nhựa, tăng cường phân loại rác tại nguồn và bảo vệ môi trường biển, đầm phá luôn sạch, đẹp, trong lành.
Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, WWF-Việt Nam và được tiếp nhận bởi UBND thành phố Huế) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Môi trường TP Huế, Trung tâm Giám sát Điều hành Đô thị Thông minh Thành phố Huế và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh TP. Huế tổ chức sự kiện Hue Plogging 2025 - Với thông điệp Dấu chân xanh, biển sạch nhựa nhân kỷ niệm Ngày Môi trường Thế giới 2025 cùng thông điệp Chống ô nhiễm nhựa.
Sự kiện đi bộ nhặt rác lần thứ 3 - Hue Plogging 2025 không chỉ là một hoạt động cộng đồng giàu tính trải nghiệm, mà còn là hành động thiết thực nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm môi trường trong mỗi người dân và du khách. Sự kiện hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, từ việc đơn giản như không xả rác bừa bãi, đến hành động dài lâu là giảm sử dụng nhựa dùng một lần, phân loại và xử lý rác đúng cách, góp phần bảo vệ vùng biển, đầm phá của thành phố Huế luôn xanh, sạch, đẹp, trong lành.
Với quy mô lớn hơn gấp đôi so với các sự kiện mùa trước, sự kiện Hue Plogging 2025 quy tụ gần 700 người chơi tham gia bao gồm nhân viên các cơ quan chính quyền, đoàn thanh niên, sinh viên, người dân và du khách tại thành phố Huế. Người tham gia hóa thân thành các “Xanh thần” thực hiện hoạt động chính là đi bộ/chạy bộ nhặt rác, đi thuyền vớt rác dọc khu vực từ bãi biển Vinh Thanh, đến bãi biển An Hải (Thuận An), Đầm Chuồn (Phú An) và Ngư Mỹ Thạnh - Cồn Tộc (Quảng Lợi) với mục tiêu xóa bỏ điểm nóng ô nhiễm rác thải tại các khu vực này. Ngoài ra, người chơi còn trải nghiệm vượt qua các trạm thử thách phụ là sự kết hợp giữa hoạt động thể thao và trí tuệ, với các chủ đề: Giải cứu Hải Âu, giải cứu San Hô, đi kèm các nội dung khuyến khích thực hành giảm rác thải nhựa và thúc đẩy phân loại rác tại nguồn.
Kết thúc sự kiện, BTC đã trao tặng các giải thưởng cho các đội đi bộ/chạy bộ/chèo thuyền nhặt rác xuất sắc nhất, đội chơi vượt qua các trạm thử thách xuất sắc nhất và đội chơi tham gia thử thách online thu hút nhiều lượt quan tâm nhất.
Tại địa điểm chính ở bãi biển Vinh Thanh, các đội đã thu gom được hơn 1,2 tấn rác thải biển, đội 365 club đến từ Thuận An đã xuất sắc đạt giải nhất tại điểm chính Vinh Thanh với số lượng rác thu gom được là 178,5 kg rác. Ngoài ra, tại các địa điểm phụ đã thu gom được một lượng lớn rác thải như Thuận An (với 833 kg rác), Quảng Lợi (với 560 kg rác), Phú An ((với 538 kg rác, 27 tấn bèo và 5 tấn rác xây dựng). Tổng kết các địa điểm tại sự kiện đã thu gom được khoảng 3,2 tấn rác thải, chủ yếu là rác thải nhựa cùng 27 tấn bèo và 05 tấn rác xây dựng.
Phát biểu tại sự kiện, bà Hoàng Ngọc Tường Vân, Quản lý dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam”, WWF-Việt Nam nhấn mạnh: “Sau thành công của hai mùa đầu tiên vào năm 2023 và 2024, thương hiệu sự kiện Hue Plogging đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người dân Cố đô. Với lần tổ chức thứ ba này, chúng tôi kỳ vọng sự kiện sẽ không chỉ mở rộng về quy mô, mà còn tiếp tục lan tỏa sâu rộng, góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi không chỉ của người dân Huế mà còn cả du khách về việc giảm thiểu sử dụng nhựa, bỏ rác đúng nơi quy định và chung tay gìn giữ vẻ đẹp trong lành của biển và đầm phá Huế. Tinh thần “đi bộ nhặt rác”, xóa điểm nóng ô nhiễm rác thải - Sự kết hợp giữa rèn luyện sức khỏe và hành động vì môi trường - đang từng bước trở thành điểm nhấn đặc sắc trong chiến dịch giảm nhựa của thành phố. Chúng tôi tin rằng, khi những hành động xanh trở thành thói quen hàng ngày, Huế sẽ ngày càng tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành đô thị giảm nhựa tiêu biểu của miền Trung Việt Nam.”
Cùng ngày, tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, trong Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Tháng hành động Vì môi trường 2025, ông Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF-Việt Nam nhấn mạnh: "Mỗi hành động nhỏ có thể trở thành phần tử trong giải pháp hệ thống. chỉ khi hành vi cá nhân kết nối được với chính sách, thị trường và mô hình quản lý chất thải, cuộc chiến với rác nhựa mới có thể chuyển từ thụ động đối phó sang chủ động kiến tạo."
-----
Về Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa tại Miền Trung Việt Nam
Dự án Huế - Đô thị Giảm Nhựa ở miền Trung Việt Nam được xây dựng với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua WWF-Việt Nam) và tiếp nhận bởi UBND thành phố Huế nhằm mục tiêu hỗ trợ thành phố bảo vệ các dòng sông và hệ sinh thái các vùng đất ngập nước và ven biển không bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa, thông qua một loạt các biện pháp can thiệp với sự tham gia của các bên liên quan bao gồm các khối công tư, các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng địa phương với mục tiêu giảm 30% lượng thất thoát rác thải nhựa vào năm 2025. Dự án được thực hiện trong 5 năm, từ năm 2021-2025 và được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn khởi động dự án (2021) và giai đoạn triển khai thực hiện và nhân rộng (2022-2025).
Về Chương trình Đô thị giảm nhựa
Chương trình Đô thị Giảm Nhựa là một sáng kiến của WWF Quốc tế nhằm kết nối các thành phố và các điểm đến du lịch cùng hành động chống lại ô nhiễm nhựa. Thông qua chương trình, WWF nâng cao năng lực cho các địa phương nhằm đạt được mục tiêu không rác nhựa trong thiên nhiên vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu đó, chương trình mong muốn tạo ra mạng lưới kết nối con số 1.000 đô thị không rác thải nhựa trên toàn thế giới vào năm 2030.
Sự kiện đi bộ nhặt rác lần thứ 3 - Hue Plogging 2025 không chỉ là một hoạt động cộng đồng giàu tính trải nghiệm, mà còn là hành động thiết thực nhằm khơi dậy tinh thần trách nhiệm môi trường trong mỗi người dân và du khách. Sự kiện hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, từ việc đơn giản như không xả rác bừa bãi, đến hành động dài lâu là giảm sử dụng nhựa dùng một lần, phân loại và xử lý rác đúng cách, góp phần bảo vệ vùng biển, đầm phá của thành phố Huế luôn xanh, sạch, đẹp, trong lành.
Với quy mô lớn hơn gấp đôi so với các sự kiện mùa trước, sự kiện Hue Plogging 2025 quy tụ gần 700 người chơi tham gia bao gồm nhân viên các cơ quan chính quyền, đoàn thanh niên, sinh viên, người dân và du khách tại thành phố Huế. Người tham gia hóa thân thành các “Xanh thần” thực hiện hoạt động chính là đi bộ/chạy bộ nhặt rác, đi thuyền vớt rác dọc khu vực từ bãi biển Vinh Thanh, đến bãi biển An Hải (Thuận An), Đầm Chuồn (Phú An) và Ngư Mỹ Thạnh - Cồn Tộc (Quảng Lợi) với mục tiêu xóa bỏ điểm nóng ô nhiễm rác thải tại các khu vực này. Ngoài ra, người chơi còn trải nghiệm vượt qua các trạm thử thách phụ là sự kết hợp giữa hoạt động thể thao và trí tuệ, với các chủ đề: Giải cứu Hải Âu, giải cứu San Hô, đi kèm các nội dung khuyến khích thực hành giảm rác thải nhựa và thúc đẩy phân loại rác tại nguồn.
Kết thúc sự kiện, BTC đã trao tặng các giải thưởng cho các đội đi bộ/chạy bộ/chèo thuyền nhặt rác xuất sắc nhất, đội chơi vượt qua các trạm thử thách xuất sắc nhất và đội chơi tham gia thử thách online thu hút nhiều lượt quan tâm nhất.
Tại địa điểm chính ở bãi biển Vinh Thanh, các đội đã thu gom được hơn 1,2 tấn rác thải biển, đội 365 club đến từ Thuận An đã xuất sắc đạt giải nhất tại điểm chính Vinh Thanh với số lượng rác thu gom được là 178,5 kg rác. Ngoài ra, tại các địa điểm phụ đã thu gom được một lượng lớn rác thải như Thuận An (với 833 kg rác), Quảng Lợi (với 560 kg rác), Phú An ((với 538 kg rác, 27 tấn bèo và 5 tấn rác xây dựng). Tổng kết các địa điểm tại sự kiện đã thu gom được khoảng 3,2 tấn rác thải, chủ yếu là rác thải nhựa cùng 27 tấn bèo và 05 tấn rác xây dựng.
Phát biểu tại sự kiện, bà Hoàng Ngọc Tường Vân, Quản lý dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam”, WWF-Việt Nam nhấn mạnh: “Sau thành công của hai mùa đầu tiên vào năm 2023 và 2024, thương hiệu sự kiện Hue Plogging đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng người dân Cố đô. Với lần tổ chức thứ ba này, chúng tôi kỳ vọng sự kiện sẽ không chỉ mở rộng về quy mô, mà còn tiếp tục lan tỏa sâu rộng, góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi không chỉ của người dân Huế mà còn cả du khách về việc giảm thiểu sử dụng nhựa, bỏ rác đúng nơi quy định và chung tay gìn giữ vẻ đẹp trong lành của biển và đầm phá Huế. Tinh thần “đi bộ nhặt rác”, xóa điểm nóng ô nhiễm rác thải - Sự kết hợp giữa rèn luyện sức khỏe và hành động vì môi trường - đang từng bước trở thành điểm nhấn đặc sắc trong chiến dịch giảm nhựa của thành phố. Chúng tôi tin rằng, khi những hành động xanh trở thành thói quen hàng ngày, Huế sẽ ngày càng tiến gần hơn đến mục tiêu trở thành đô thị giảm nhựa tiêu biểu của miền Trung Việt Nam.”
Cùng ngày, tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, trong Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Tháng hành động Vì môi trường 2025, ông Văn Ngọc Thịnh, Giám đốc Quốc gia WWF-Việt Nam nhấn mạnh: "Mỗi hành động nhỏ có thể trở thành phần tử trong giải pháp hệ thống. chỉ khi hành vi cá nhân kết nối được với chính sách, thị trường và mô hình quản lý chất thải, cuộc chiến với rác nhựa mới có thể chuyển từ thụ động đối phó sang chủ động kiến tạo."
-----
Về Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa tại Miền Trung Việt Nam
Dự án Huế - Đô thị Giảm Nhựa ở miền Trung Việt Nam được xây dựng với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua WWF-Việt Nam) và tiếp nhận bởi UBND thành phố Huế nhằm mục tiêu hỗ trợ thành phố bảo vệ các dòng sông và hệ sinh thái các vùng đất ngập nước và ven biển không bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa, thông qua một loạt các biện pháp can thiệp với sự tham gia của các bên liên quan bao gồm các khối công tư, các tổ chức xã hội dân sự và cộng đồng địa phương với mục tiêu giảm 30% lượng thất thoát rác thải nhựa vào năm 2025. Dự án được thực hiện trong 5 năm, từ năm 2021-2025 và được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn khởi động dự án (2021) và giai đoạn triển khai thực hiện và nhân rộng (2022-2025).
Về Chương trình Đô thị giảm nhựa
Chương trình Đô thị Giảm Nhựa là một sáng kiến của WWF Quốc tế nhằm kết nối các thành phố và các điểm đến du lịch cùng hành động chống lại ô nhiễm nhựa. Thông qua chương trình, WWF nâng cao năng lực cho các địa phương nhằm đạt được mục tiêu không rác nhựa trong thiên nhiên vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu đó, chương trình mong muốn tạo ra mạng lưới kết nối con số 1.000 đô thị không rác thải nhựa trên toàn thế giới vào năm 2030.