© WWF-Viet Nam / Thanh The Vinh
Dự án Dự trữ Các-bon và Đa dạng Sinh học giai đoạn II
© Pham Ba Thinh / WWF-Greater Mekong
Về dự án

Dự án Dự trữ Các-bon và Đa dạng Sinh học giai đoạn II (CarBi II) được thực hiện trong giai đoạn hơn 5 năm (2019 – 2024) bởi WWF-Việt Nam và WWF-Lào thông qua Ngân hàng Tái thiết Đức (KFW), và là một phần của Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI). Đây là một trong những chương trình bảo tồn ưu tiên ở Cảnh quan Trung Trường Sơn, nơi có những khu rừng tự nhiên liền kề lớn nhất châu Á, tạo nên một hệ đa dạng sinh học trù phú và độc nhất. Toàn bộ cảnh quan có đến 134 loài thú và hơn 500 loài chim, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái thiết yếu về mặt kinh tế-xã hội cho cộng đồng dân cư sinh sống trong cảnh quan.

Mặc dù Trung Trường Sơn nói chung và vùng cảnh quan dự án CarBi II nói riêng có độ đa dạng sinh học cao, khu vực này đang phải hứng chịu những áp lực lớn do các hoạt động đến từ phía con người, chủ yếu do quá trình chuyển đổi rừng hợp pháp và bất hợp pháp quy mô lớn, nạn khai thác gỗ và săn bắt trộm. Hệ quả là quần thể các loài đặc hữu và bị đe dọa trong khu vực đã suy giảm nghiêm trọng.

WWF
Tác động của dự án

Dự án CarBi II đóng góp cho sự bảo vệ, phục hồi, và sử dụng bền vững các hệ sinh thái và bảo tồn đa dạng sinh học ở Cảnh quan Trung Trường Sơn.

Giải pháp

Mở rộng mạng lưới khu bảo tồn một cách hiệu quả, thiết lập/nâng cao Năng lực tuần tra của Kiểm lâm chuyên trách cho phía Lào và tiếp tục duy trì/phát triển mô hình các đội Bảo vệ Rừng ở Việt Nam, thực hiện Các hệ thống Giám sát đa dạng sinh học và quản lý dữ liệu tiên tiến, nhân rộng các mô hình/bài học kinh nghiệm tốt nhất về bảo tồn và chuyển đổi chính sách.
 

Nâng cao năng lực cho các bên liên quan ở địa phương để thực hiện các chính sách của quốc gia và các quy định quốc tế về buôn bán động vật hoang dã trái phép, hỗ trợ can thiệp về thực thi pháp luật liên ngành, thực hiện giảm nhu cầu và can thiệp thay đổi hành vi nhằm phá vỡ chuỗi cung ứng thịt động vật hoang dã.

Tăng cường Sự tham gia hiệu quả của cộng đồng trong quản lý và bảo vệ bền vững tài nguyên thiên nhiên thông qua thiết lập và cấp vốn cho các Quỹ phát triển thôn bản và các Thỏa thuận Bảo tồn Đa dạng sinh học ở các thôn ưu tiên, được hỗ trợ thông qua việc xây dựng và thực hiện chiến lược Cải thiện sinh kế phù hợp, và sự tiếp cận hiệu quả trong nâng cao nhận thức cộng đồng và thay đổi hành vi, cũng như tăng cường năng lực cho các Nhóm bảo tồn tình nguyện cấp cộng đồng.

Phát triển các cơ chế tài chính bền vững và thúc đẩy các bài học kinh nghiệm cho các nhà hoạch định chính sách, tập trung cụ thể vào phát triển và thí điểm Cơ chế Bồi hoàn Đa dạng sinh học, và tăng cường Chi trả Dịch vụ Môi trường rừng (PFES) và hệ thống chia sẻ lợi ích ở Việt Nam, và thí điểm Chi trả Dịch vụ Môi trường rừng tại Vườn quốc gia Xesap.

TIN TỨC
30 May 2019

Hàng ngàn người dân trong khu vực Trung Trường Sơn sẽ cùng dự án Dự trữ Các-bon và Bảo tồn Đa dạng ...

Load More