© Hoang Nhiem / PIXERF / WWF
Thực phẩm
Ngày nay, ngành sản xuất thực phẩm (bao gồm trồng trọt, chăn nuôi gia súc gia cầm và thủy sản) là mối nguy lớn nhất đối với việc bảo tồn thiên nhiên.

Theo Công ước về Đa dạng Sinh học, đây là nguyên nhân xóa sổ 70% đa dạng sinh học trên trái đất. Ngành thực phẩm sử dụng 34% quỹ đất và 69% quỹ nước ngọt, thải ra 24-30% lượng khí thải nhà kính (Báo cáo Sức sống Hành tinh, 2016). Sản xuất thực phẩm cũng là nguyên nhân hàng đầu gây ra nạn phá rừng, khai thác quá mức 31.4% trữ lượng cá toàn cầu, chưa kể 58% trữ lượng cá đã bị khai thác tới mức tối đa (FAO, 2016). Điều này cũng dẫn tới nguy cơ tuyệt chủng đối với các loài động vật hoang dã do áp lực dồn lên các khu vực và sinh cảnh được bảo vệ. Nhưng mặt khác, hệ thống sản xuất thực phẩm cũng chịu nguy cơ từ biến đổi khí hậu như thời tiết cực đoan, nước biển dâng, mặn hóa, v.v. Do đó, ngành sản xuất thực phẩm cần cho thấy khả năng sản xuất ra sản phẩm một cách bền vững. 

© WWF / Greg Funnell

 

WWF-Việt Nam đặc biệt nỗ lực tham gia và thúc đẩy ngành thực phẩm theo hướng sản xuất bền vững thông qua:

  • Thúc đẩy thực hành sản xuất tốt hơn: nuôi trồng thủy sản (tôm và cá tra) tuân thủ các hệ thống chứng nhận quốc tế (ví dụ: ASC) đóng góp vào sự bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường tại các vùng cảnh quan ưu tiên,
  • Chuỗi cung ứng bền vững: đối với các ngành hàng ưu tiên, xây dựng/hình thành chuỗi cung ứng bền vững giúp tăng cường tính minh bạch và cải thiện hiệu quả hoạt động của các công ty với quy mô phù hợp,
  • Tăng cường thực hiện các quy định, chính sách và quy hoạch về đầu tư ở cấp địa phương, khu vực và quốc gia để thúc đẩy sản xuất bền vững,
  • Thúc đẩy tiêu thụ nội địa đối với các sản phẩm được chứng nhận nhằm chuyển dần sang các nguồn cung ứng xanh, quy trình thu mua và tiêu thụ các sản phẩm chứng nhận đặc thù của địa phương (các sản phẩm nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản).

© Martin Harvey / WWF

Hãy hành động!

Bạn có thể làm gì?