The WWF is run at a local level by the following offices...
- WWF Global
- Adria
- Argentina
- Armenia
- AsiaPacific
- Australia
- Austria
- Azerbaijan
- Belgium
- Bhutan
- Bolivia
- Borneo
- Brazil
- Bulgaria
- Cambodia
- Cameroon
- Canada
- Caucasus
- Central African Republic
- Central America
- Chile
- China
- Colombia
- Croatia
- Democratic Republic of the Congo
- Denmark
- Ecuador
- European Policy Office
- Finland
Tại Việt Nam, hàng triệu người sống phụ thuộc trực tiếp vào rừng. Những cộng đồng này thường là những người am hiểu rừng nhất và do đó, chính là những đối tác quan trọng giúp tìm ra cách bảo vệ rừng tốt nhất cho các thế hệ tương lai.
Sự mở rộng một cách thiếu bền vững của hình thức độc canh, thường với mục đích trồng cây cao su hoặc cây keo, là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới nạn phá rừng ở Việt Nam hiện nay. WWF đang tập trung thay đổi vấn đề này bằng cách vận động chuỗi cung ứng—từ các công ty quốc tế chuyên phân loại nguyên liệu cho tới các nông dân sản xuất—cùng tạo ra một thị trường bền vững hơn cho các sản phẩm không đóng góp vào phá rừng và suy thoái rừng.
Nhằm làm giảm động cơ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, WWF đang giúp các hộ trồng cây keo ở Việt Nam đạt được chứng chỉ FSC, một chứng chỉ quốc tế cấp cho các sản phẩm từ rừng để chứng nhận sản phẩm đó đã đảm bảo trách nhiệm môi trường và lợi ích xã hội trong quá trình sản xuất. WWF-Việt Nam cũng hỗ trợ các chủ rừng nhỏ thành lập hợp tác xã đồng sở hữu, là nơi họ có thể bán gỗ có chứng chỉ. Mô hình hợp tác xã cho phép họ trở thành những chủ thể kinh doanh hợp pháp có khả năng tiếp cận nguồn tài chính tốt hơn, tạo ra các chu kỳ thu hoạch dài hơn và an toàn hơn về tài chính cho cộng đồng. Do được quản lý bền vững hơn, rừng sản xuất sẽ cho năng suất cao hơn và giúp giảm động cơ lấn sang đất rừng tự nhiên.
Tìm hiểu thêm về các dự án FSC của chúng tôi
Hãy hành động!
Bạn có thể làm gì?