The WWF is run at a local level by the following offices...
- WWF Global
- Adria
- Argentina
- Armenia
- AsiaPacific
- Australia
- Austria
- Azerbaijan
- Belgium
- Bhutan
- Bolivia
- Borneo
- Brazil
- Bulgaria
- Cambodia
- Cameroon
- Canada
- Caucasus
- Central African Republic
- Central America
- Chile
- China
- Colombia
- Croatia
- Democratic Republic of the Congo
- Denmark
- Ecuador
- European Policy Office
- Finland
Cải thiện nghề Khai thác cá Ngừ Đại dương (FIP)
English 🇬🇧Kế hoạch Hành động này được xây dựng theo các tiêu chuẩn của chứng nhận MSC trong đó xác định các điểm hạn chế và đưa ra các khuyến nghị cần thực hiện để có thể đạt được chứng nhận MSC. WWF-Việt Nam là đơn vị quản lý dự án FIP tại Việt Nam, Hiệp hội cá Ngừ Việt Nam là thành viên của Đơn vị điều phối FIP. WWF-Mỹ và WWF của một số nước khác cũng có những hỗ trợ cho dự án, bao gồm tham gia vào chuỗi cung ứng cá ngừ.
Trước đây nghề khai thác cá ngừ gồm nghề câu tay và nghề câu vàng, tuy nhiên đánh giá sơ bộ cập nhật năm 2020 cho thấy hiện không còn nghề câu vàng, chỉ còn nghề câu tay.
Mục tiêu của FIP
- Hỗ trợ xây dựng và thực thi các quy định về kiểm soát thu hoạch và các điểm tham chiếu giới hạn, hợp tác cùng dự án WPEA và WCPFC (Uỷ ban nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương);
- Tiếp tục mở rộng, thử nghiệm và triển khai chương trình Quan sát viên trên tàu khai thác cá ngừ, bao gồm thí điểm sổ nhật ký điện tử (phối hợp trực tiếp với các doanh nghiệp tham gia FIP;
- Hỗ trợ việc xây dựng Chương trình quan sát viên Quốc gia và đảm bảo nguồn tài chính bền vững để triển khai Chương trình hướng tới các mục tiêu của WCPFC;
- Xây dựng và áp dụng vào quản lý Chiến lược giảm thiểu các loài bị khai thác không chủ đích trong quản lý nghề cá bao gồm báo cáo đầy đủ về việc tương tác với rùa và cá mập;
- Thúc đẩy xã hội hoá và mở rộng việc sử dụng lưỡi câu vòng trong nghề khai thác cá ngừ (nghề câu tay) hướng tới đưa lưỡi câu vòng thành tiêu chuẩn trong nghề khai thác cá ngừ đại dương;
- Triển khai chương trình Truy xuất nguồn gốc, đã triển khai được ở một số nhà máy chế biến và đã thực hiện đánh giá bởi đơn vị đánh giá độc lập.
- Tiếp tục triển khai các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cho ngư dân, doanh nghiệp chế biến và các bên có liên quan trong dự án FIP.
Thành tựu của dự án
- Hỗ trợ tiến trình Việt Nam gia nhập Tổ chức nghề cá Trung Tây Thái Bình Dương (WCPFC)
- Thúc đẩy sử dụng lưỡi câu vòng trong nghề khai thác trong đó thực hiện tốt Chiến lược giảm thiểu khai thác không chủ đích trong khi không làm giảm sản lượng loài khai thác mục tiêu (cá ngừ vây vàng).
- Tuyên truyền cho ngư dân và thực về bảo tồn rùa biển và cá mập.
- Hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng Kế hoạch Quốc gia Quản lý nghề khai thác cá ngừ, cũng như hỗ trợ xây dựng các chính sách, quy định mới (sửa đổi/bổ sung các biện pháp kiểm soát thu hoạch, thí điểm hệ thống hạn ngạch khai thác, áp dụng quản lý rủi ro và bảo vệ các loài nguy cấp).
- Xây dựng và thí điểm sử dụng nhật ký điện tử trong nghề khai thác cá ngừ;
- Tiếp tục tập huấn và triển khai chương trình quan sát viên trên biển để hỗ trợ việc quản lý và phát triển Chiến lược giảm thiểu khai thác không chủ đích và hỗ trợ xây dựng Chương trình Quan sát viên Quốc gia.
- Thiết kế, xây dựng và thí điểm chương trình truy xuất nguồn gốc FIP với các doanh nghiệp trong nước để phân biệt sản phẩm cá ngừ từ tàu Việt Nam (sản phẩm FIP) với các sản phẩm khác trên thị trường xuất khẩu.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN & PTNT) cùng với Sở NN & PTNT 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hoà là các đối tác quan trọng từ phía cơ quan quản lý nhà nước để cùng phối hợp với Đơn vị điều phối FIP. Dự án FIP đang phối hợp với nhiều đơn vị của Bộ NN & PTNT, trong đó có Tổng cục Thuỷ sản, Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản và Viện Nghiên cứu Hải sản (RIMF).
Dự án FIP cá ngừ đang nhận được nhiều hỗ trợ từ các công ty hải sản quốc tế (thành viên của FIP) đang tham gia triển khai trên nhiều lĩnh vực của FIP bao gồm khai thác, thị trường, chính sách và tài chính. FIP cũng phối hợp với các doanh nghiệp chế biến ở Việt Nam để triển khai chương trình truy xuất nguồn gốc.
Một vài công ty hải sản quốc tế đã hỗ trợ tài chính cho dự án FIP cũng như các cam kết liên quan đến chuỗi cung ứng, truy xuất nguồn gốc, tài liệu khai thác và truyền thông. Nhờ vào những cam kết đó, bao gồm truy xuất nguồn gốc và phân biệt nguồn hàng, những công ty này (và cả những doanh nghiệp cung cấp) đã giúp xác nhận được các sản phẩm FIP cá ngừ trên thị trường.
Và họ hiện cũng đang là những đơn vị đóng phí thành viên thường niên cho FIP bao gồm:
Ngoài ra, các đối tác khác trong chuỗi cung ứng cá ngừ bền vững đang hỗ trợ cho FIP bao gồm:
Làm sao để làm thành viên của FIP?
Chúng tôi kêu gọi sự chung tay cùng hành động trong toàn chuỗi cung ứng để hỗ trợ FIP. Thành viên FIP là một doanh nghiệp thành viên và cũng là một mắt xích của chuỗi cung ứng sản phẩm FIP và đang tích cực tham gia hỗ trợ FIP. Vui lòng liên hệ với bà Nguyễn Diệu Thuý - Quản lý dự án - email: thuy.nguyendieu@wwf.org.vn nếu bạn muốn biết thêm thông tin để trở thành một thành viên của FIP.
Một hợp phần quan trọng của FIP là đảm bảo rằng cá ngừ vây vàng Việt Nam được phân biệt trên thị trường. Điều này là rất quan trọng đối với Việt Nam bởi hơn 50% tổng sản lượng cá ngừ vây vàng xuất khẩu là từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu, và được tái xuất, vì vậy những sản phẩm cá ngừ nhập khẩu này không được xem là sản phẩm FIP trên thị trường.
Đối với các doanh nghiệp thành viên để được công nhận là sản FIP, họ bắt buộc phải chứng minh được sản phẩm cá ngừ của họ là đến từ FIP (cụ thể là cá ngừ được khai thác từ tàu khai thác cá ngừ hợp pháp của ngư dân Việt Nam). Hệ thống truy xuất nguồn gốc FIP được xây dựng năm 2017 - có sự phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp và các chuyên gia đánh giá độc lập.
Điều quan trọng, hệ thống truy xuất nguồn gốc sẽ cung cấp cho các doanh nghiệp chế biến của Việt Nam công cụ để có thể áp dụng để doanh nghiệp của họ đáp ứng được các yêu cầu quốc tế.
Đánh giá toàn diện 13 nhà máy chế biến đã được thực hiện năm 2019, trong đó thể hiện sự cải thiện trong việc sử dụng mã số FIP (FIP code) cũng như đưa ra được các vấn đề và thiếu sót cần hoàn thiện. Vina Tuna và WWF sẽ cùng làm việc với tất cả các nhà máy chế biến để triển khai các hoạt động cần thiết nhằm khắc phục các thiếu sót cũng như triển khai kế hoạch có liên quan đến triển khai mã truy xuất nguồn gốc.
Vui lòng liên hệ với bà Nguyễn Diệu Thuý - Quản lý dự án - email: thuy.nguyendieu@wwf.org.vn nếu bạn muốn biết thêm thông tin để trở thành một thành viên của FIP.
Hãy hành động!
Bạn có thể làm gì?