© Thomas Cristofoletti / WWF-US
Bảo tồn Loài
Trung Trường Sơn là một trong những nơi có những cánh rừng tự nhiên liền mạch lớn nhất châu Á.

Nơi đây là mái nhà của nhiều loài đặc hữu trong đó có sao la (Pseudoryx nghetinhensis), mang lớn (Muntiacus vuquangensis), mang Trường Sơn (Muntiacus truongsonensis), cầy vằn (Chrotogale owstoni), trĩ sao (Rheinardia ocellata), thỏ vằn Trường Sơn (Nesolagus timminsi), cũng như các loài có giá trị bảo tồn cao như vượn (Nomascus annamensis), vooc chân xám và chân nâu (Pygathrix spp) và một số loài gà lôi (Lophura spp).

© Denise Stilley / WWF-Viet Nam

 

Từ năm 2014, WWF đã hỗ trợ các khu bảo tồn tại hai tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế tăng cường thực hiện nhiều nghiên cứu về những giá trị đa dạng sinh học quý giá của khu vực. WWF tiếp tục duy trì việc giám sát dài hạn đa dạng sinh học bao gồm việc đặt máy bẫy ảnh theo hệ thống giám sát các loài thú dưới mặt đất và các loài chim tại các khu rừng đặc dụng; đặt bẫy ảnh theo mục tiêu tập trung vào một số loài quan trọng tại Khu Bảo tồn Sao la Quảng Nam và Thừa Thiên Huế; và giám sát vượn và trĩ sao ở một số khu bảo tồn.

© David Hulse / WWF

Sao la

Một trong những sự kiện ngoạn mục nhất của năm 1992 chính là việc phát hiện ra loài Sao la. Sao la được công nhận là loài thú lớn đầu tiên mà khoa học ghi nhận được trong vòng 50 năm và là một trong số những phát hiện về động vật kỳ diệu nhất của thế kỷ 20. Tuy nhiên, sự đa dạng sinh học quý báu này đang bị đe dọa do mất sinh cảnh, mất rừng và rừng bị phân mảnh, cũng như bị săn bắt trái phép.

© WWF-Indonesia / Samsul Komar

Voi châu Á

Không còn đông đúc như xưa, số lượng voi châu Á ở Việt Nam đã giảm nhanh chóng xuống chỉ còn khoảng một trăm cá thể ngoài hoang dã. Đáng buồn thay, Việt Nam chính là nơi cung cấp, trung chuyển và điểm đến của buôn bán trái phép động vật hoang dã, trong đó có ngà voi. Thị trường buôn bán động thực vật hoang dã trái phép được ước tính có trị giá lên tới 8-10 tỷ đô-la Mỹ tại khu vực Đông Nam Á, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới các loài bản địa của khu vực cũng như các loài ở châu lục khác như tê giác và voi châu Phi.

© Martin Harvey / WWF

Hãy hành động!

Bạn có thể làm gì?