The WWF is run at a local level by the following offices...
- WWF Global
- Adria
- Argentina
- Armenia
- AsiaPacific
- Australia
- Austria
- Azerbaijan
- Belgium
- Bhutan
- Bolivia
- Borneo
- Brazil
- Bulgaria
- Cambodia
- Cameroon
- Canada
- Caucasus
- Central African Republic
- Central America
- Chile
- China
- Colombia
- Croatia
- Democratic Republic of the Congo
- Denmark
- Ecuador
- European Policy Office
- Finland
Nơi đây là mái nhà của nhiều loài đặc hữu trong đó có sao la, mang lớn, mang Trường Sơn, cầy vằn, trĩ sao, thỏ vằn Trường Sơn, cũng như các loài có giá trị bảo tồn cao như vượn, chà vá chân xám và đỏ và một số loài gà lôi. Toàn bộ khu vực này có 134 loài động vật có vú và hơn 500 loài chim. Trung Trường Sơn là một phần của Hệ Rừng ẩm của dãy Trường Sơn, một trong 200 Vùng sinh thái quan trọng cần được bảo tồn trên thế giới (Olson & Dinerstein, 1998). Nằm trong khu vực Đông Nam Á, đây được xem là một hành lang đa dạng sinh học quan trọng, bao gồm nhiều khu vực có độ đa dạng sinh học cao trong đó có vùng hoạt động của dự án Dự trữ Các-bon và Bảo tồn Đa dạng Sinh học (CarBi II) tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam.
Mặc dù Trung Trường Sơn, đặc biệt khu vực hoạt động của CarBi II, có tính đa dạng sinh học cao, nơi đây đang bị đe doạ bởi nhiều hoạt động phát triển của con người như chuyển đổi mục đích sử dụng rừng hợp pháp và bất hợp pháp trên diện rộng; khai thác gỗ và săn bắt bất hợp pháp khiến quần thể của những loài quý hiếm và đặc hữu của Trường Sơn bị thu hẹp.
Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ của Việt Nam từ những năm 1990 cũng gây ra nạn phá rừng ở quy mô lớn. Mặc dù kinh tế không ngừng tăng trưởng, phần lớn các hộ dân ở nông thôn Việt Nam còn nghèo và phải phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên để kiếm sống. Mặc dù độ che phủ rừng tại Việt Nam đang gia tăng, chỉ có một phần nhỏ những khu rừng mới này được xếp loại là rừng nguyên sinh, còn lại đều là rừng trồng thương mại.
Dự án CarBi đặt mục tiêu bảo tồn hiệu quả đa dạng sinh học và các hệ sinh thái của những vùng rừng phức hợp xuyên quốc gia thuộc cảnh quan Trung Trường Sơn của Việt Nam và Lào thông qua việc cải thiện công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên dựa vào các đối tác trọng tâm.
Bằng cách này, dự án đóng góp cho việc bảo tồn, phục hồi và sử dụng bền vững hệ sinh thái cũng như công tác bảo vệ đa dạng sinh học ở khu vực Trung Trường Sơn.
Chương trình Dự trữ Các-bon và Bảo tồn Đa dạng Sinh học (CarBi II) được WWF thực hiện với sự hỗ trợ của Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW) và là một phần của Sáng kiến Khí hậu Quốc tế (IKI). Bộ Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân Liên Bang (BMU) ủng hộ sáng kiến này dựa trên cơ sở đồng thuận của Quốc hội Liên bang Đức.
Hãy hành động!
Bạn có thể làm gì?