© WW-Viet Nam
DFCD - Giải pháp kinh tế xanh

Chương trình Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan (DFCD), thông qua các khoản đầu tư, hướng tới cải thiện đời sống, triển vọng kinh tế và sinh kế của các nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là phụ nữ và thanh niên, cũng như tăng cường sức khoẻ của các hệ sinh thái quan trọng trong khu vực, từ lưu vực sông đến rừng mưa nhiệt đới, đất ngập nước và rừng ngập mặn.

DFDC là gì?

Ngày 12 tháng 12 năm 2015, các nhà lãnh đạo trên thế giới đã ký Thoả thuận Khí hậu Paris nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và thúc đẩy các hành động và đầu tư cần thiết để đạt được một tương lai phát thải khí các-bon thấp và bền vững. Đáp lại cam kết này, Chính phủ Hà Lan đã dành ngân sách 160 triệu Euro thông qua Quỹ Khí hậu và Phát triển Hà Lan (DFCD) nhằm tăng khả năng phục hồi của các cộng đồng và hệ sinh thái dễ bị tổn thương nhất do biến đổi khí hậu. Ngân hàng Phát triển Hà Lan (FMO), Tổ chức Phát triển Hà Lan (SNV) và Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Hà Lan (WWF-Hà Lan) đã vinh dự được lựa chọn là các đối tác quản lý Quỹ này. 

DFCD đặt mục tiêu thu hút và huy động nguồn vốn công tư cho các dự án được thiết kế tốt và tạo được tác động lớn trong việc hỗ trợ thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu. Qua đó, Quỹ hướng tới bảo vệ các cộng đồng và thành phố khỏi tần suất ngày càng tăng của các hiện tượng thời tiết cực đoan và phục hồi đa dạng sinh học tại các khu vực cung cấp nhu cầu thiết yếu cho con người như nước, thực phẩm, dược phẩm và cơ hội kinh tế.

© WWF-Viet Nam / Thanh The Vinh
Các lĩnh vực đầu tư của DFCD?

DFCD sẽ tập trung vào một loạt các chủ đề đầu tư có tác động lớn trong bốn lĩnh vực chính thuộc Hội Nghị Rio của Liên Hợp Quốc. Các lĩnh vực này nhằm giải quyết biến đổi khí hậu và đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững:

Cách tiếp cận vùng cảnh quan

DFDC sẽ thực hiện mục tiêu của mình thông qua các dự án sinh lợi, không chỉ có tác động tích cực đến môi trường mà còn tạo ra lợi nhuận tài chính tốt cho các bên tham gia. Các dự án này có thể được hỗ trợ bởi WWF, được cấp vốn và sở hữu bởi khu vực tư nhân.
 
Mục tiêu của chúng tôi là thực hiện những thay đổi tích cực ở quy mô vùng cảnh quan để giải quyết nhiều vấn đề và đảm bảo các thành quả được bền vững trong thời gian dài. Cách tiếp cận này sẽ kêu gọi sự tham gia của nhiều bên tại một vùng cảnh quan nào đó để hướng đến hài hòa các mục tiêu cạnh tranh về mặt xã hội, kinh tế và môi trường. Đây được gọi là phương pháp tiếp cận vùng cảnh quan. Tại Việt Nam, hai vùng cảnh quan được lựa chọn đó là Trung Trường Sơn và Đồng bằng sông Cửu Long.

Cách thức hoạt động của DFCD

Phát triển kinh doanh

Chúng tôi dựa vào các bên liên quan để tìm kiếm và phát triển các dự án khả thi, đồng thời mời họ liên hệ với chúng tôi để trao đổi về các ý tưởng dự án hiện có cũng như các ý tưởng mới, góp phần vào khả năng phục hồi cảnh quan và tuân thủ các tiêu chí đầu tư của chúng tôi.

Hợp tác đầu tư

DFCD đang tích cực tìm kiếm các nhà đồng đầu tư về vốn vay trong các dự án đã khởi tạo.

Môi trường thuận lợi

Tác động và tốc độ phát triển của các dự án có thể được nâng cao bằng cách tạo ra các điều kiện thuận lợi. Chúng tôi mong muốn được làm việc với các đối tác khác nhau để thiết lập các khuôn khổ quản trị và điều hành, có được quyền tiếp cận dữ liệu, xác định các dự án phi lợi nhuận liên quan, hợp tác với các cộng đồng địa phương và mạng lưới các doanh nhân, v.v.

Chia sẻ hiểu biết

Đơn vị khởi tạo dự án hướng đến thiết kế các dự án một cách toàn diện, phát triển dự án dựa trên sự chia sẻ hiểu biết về các áp lực của biến đổi khí hậu và các biện pháp can thiệp. Chúng tôi phối hợp với chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự để hiểu thêm về nhu cầu của tất cả các bên liên quan, đặc biệt là các cộng đồng địa phương.

Nguồn vốn

Những thách thức do biến đổi khí hậu gây ra không thể chỉ giải quyết bằng tài trợ của DFCD. Cần phải có sự hỗ trợ từ các khoản tài trợ cũng như các quỹ ưu đãi khác để thúc đẩy nhân rộng dự án.

Vùng cảnh quan Trung Trường Sơn

Trung Trường Sơn là một trong những nơi có những cánh rừng tự nhiên liền mạch rộng lớn nhất châu Á. Nằm trong khu vực Đông Nam Á, đây được xem là một hành lang đa dạng sinh học đặc biệt quan trọng. 
 

Tìm hiểu thêm

Vùng cảnh quan Đồng bằng sông Cửu Long

Đồng bằng sông Cửu Long là nơi sinh sống của gần 18 triệu người dân, vựa lúa và thuỷ sản của cả nước với 50% tổng sản lượng gạo trên cả nước bắt nguồn từ đây. Nhưng ĐBSCL cũng là vùng dễ bị tổn thương nhất do các tác động biến đổi khí hậu: Vùng dễ bị tổn thương do tác động biến đổi khí hậu: xâm nhập mặn, hạn hán, sụt lún và đang mất dần đa dạng sinh học. 
 

Tìm hiểu thêm