The WWF is run at a local level by the following offices...
- WWF Global
- Adria
- Argentina
- Armenia
- AsiaPacific
- Australia
- Austria
- Azerbaijan
- Belgium
- Bhutan
- Bolivia
- Borneo
- Brazil
- Bulgaria
- Cambodia
- Cameroon
- Canada
- Caucasus
- Central African Republic
- Central America
- Chile
- China
- Colombia
- Croatia
- Democratic Republic of the Congo
- Denmark
- Ecuador
- European Policy Office
- Finland
Chỉ một phần nhỏ lượng rác nhựa mà chúng ta thải ra được đem đi tái chế hoặc xử lý đúng cách. Trên thực tế, hơn 70% tổng số rác nhựa được đổ ra các bãi rác hoặc vứt bỏ trực tiếp ra môi trường tự nhiên. Trong năm 2010, các đại dương đã phải hứng chịu khoảng 8 triệu tấn rác nhựa. Từ nay tới năm 2025, lượng rác nhựa thải vào đại dương có thể lên tới 155 triệu tấn. Giữa bang California và Hawaii đã xuất hiện một vùng biển bị che phủ bởi rác nhựa nổi, với diện tích lên tới 1.6 triệu km2, được các nhà khoa học đặt tên là “Bãi rác Khổng lồ của Thái Bình Dương”. Tác hại của nhựa ngày càng nghiêm trọng khi có tới hơn 800 loài sinh vật biển bị ảnh hưởng trực tiếp bởi rác nhựa, đó là chưa kể đến hậu quả đối với sức khỏe con người.
Cũng trong năm 2010, với khoảng 1.8 triệu tấn rác thải nhựa không được quản lý đổ ra biển, Việt Nam đứng thứ tư trong số năm quốc gia xả rác nhựa ra biển nhiều nhất thế giới. Trong bối cảnh rác thải nhựa đã trở thành một cuộc khủng hoảng cấp quốc gia và toàn cầu, WWF-Việt Nam, một thành viên của mạng lưới Sáng kiến Không còn Rác nhựa ngoài Thiên nhiên do WWF Quốc tế sáng lập, kêu gọi tất cả các bên liên quan cùng xây dựng nên những thành phố sử dụng nhựa thông minh trên khắp cả nước. Để đạt được mục tiêu này, WWF-Việt Nam đang thực hiện đồng thời nhiều dự án giảm nhựa tại Phú Quốc, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và tỉnh Long An.
Trong thời gian tới, WWF-Việt Nam sẽ nỗ lực hơn nữa và hy vọng bạn sẽ đồng hành cùng chúng tôi trên hành trình giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa cho đất nước của chúng ta và cho toàn thế giới.
Hãy hành động!
Bạn có thể làm gì?